Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là trong bối cảnh căn bệnh này đang trở nên phổ biến. Viêm loét dạ dày gây ra những cơn đau làm đảo lộn cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Khi tái phát nhiều lần, bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày. Tuân thủ 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng dưới đây là chìa khóa để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày.

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên có thể tổng hợp lại thành 3 cơ chế gây bệnh chính. Đó là:
- Ảnh hưởng của HCl trong dịch vị và pepsin trong dạ dày.
- Các yếu tố bảo vệ niêm mạc như chất nhầy suy yếu, khiến axit trong dịch vị tác động trực tiếp lên dạ dày.
- Sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter – Pylori (Hp) tạo ra vết loét niêm mạc dạ dày do chất độc của chúng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Từ 3 cơ chế gây bệnh trên, các bác sĩ đã tổng hợp 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Nguyên tắc 1: Giảm axit – pepsin dịch vị
Giảm axit – pepsin dạ dày được xem là yếu tố quan trọng. Để thực hiện nguyên tắc này, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc chống axit. Có thể chống axit dạ dày bằng 2 biện pháp chính. Đó là trung hòa lượng axit có trong dạ dày và ức chế tiết axit dạ dày.
Các biệt dược thường được sử dụng như: alusi, phosphalugen, almagen, maalox, gastropulgit… Những loại thuốc ức chế tiết axit và trung hòa axit dạ dày thường được sử dụng trong thời gian ngắn. Mục đích nhằm giảm nhanh các triệu chừng viêm loét dạ dày và cắt cơn đau. Những loại thuốc này thường không được chỉ định dùng trong thời gian dài. Điều trị thời gian dài có thể gây viêm dạ dày do kiềm hóa.
Nguyên tắc 2: Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc
Bên cạnh việc trung hòa và ức chế tiết axit, tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc cũng rất cần thiết. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp huy động cơ chế bảo vệ tại chỗ của hệ tiêu hóa. Những thuốc thường được chỉ định như cytotec, misoprostol, sucralfat,…
Các thuốc này không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị của dạ dày mà có tác dụng kích thích tạo và tiết nhầy bao bọc quanh ổ loét. Qua đó các vị trí viêm loét được bảo vệ khỏi axit dạ dày và pepsin để có thời gian phục hồi.
Các thuốc giúp bao bọc vết loét có một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy. Khi có những tác dụng phụ này nên ngừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên tắc 3: Tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày
Đối với những bệnh nhân được xác định viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp cần chú ý điều trị dứt điểm vi khuẩn này trước khi điều trị viêm loét. Đối với trường hợp này cần có phác đồ điều trị Hp cụ thể. Bạn cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp. Thông thường các nhóm thuốc được chỉ định điều trị gồm:
- Các loại kháng sinh.
- Muối bismuth.
- Nhóm thuốc chứa imidazol.
Cần chú ý điều trị dứt điểm vi khuẩn Hp dạ dày. Điều này giúp tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gây phức tạp hơn cho quá trình điều trị.
Tham khảo: Phác đồ điều trị vi khuẩn hp mới nhất
Nguyên tắc 4: Điều trị hỗ trợ
Nguyên tắc này hướng đến điều trị phục hồi sức khỏe bệnh nhân toàn diện cho bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
Các nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng giúp bác sĩ và bệnh nhân có hướng điều trị hợp lí, tránh tái phát bệnh. Qua bài viết, hi vọng bạn đã có những tham khảo cho tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!