Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ Hai, 06-11-2017

Viêm loét dạ dày tá tràng tưởng chừng là bệnh lý tập trung chủ yếu ở người lớn. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Đây thật sự là hồi chuông đáng báo động đối với các bậc phụ huynh. Nguyên nhân vì sao trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-1

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em đang gia tăng

TS BS Nguyễn Việt Hà,  Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung Ương, gần đây số lượng trẻ mắc viêm dạ dày đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em, nhóm đối tượng được cho là rất ít nguy cơ viêm dạ dày. Thậm chí một số phụ huynh không biết con em mình bị viêm dạ dày, đến khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng, việc điều trị mất nhiều thời gian và tốn kém.

Cháu M (3 tuổi) được người nhà đưa đến bệnh viện với các dấu hiệu nhợt nhạt, xanh xao, đau bụng nhiều. Cháu được các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương chẩn đoán mắc viêm loét dạ dày – tá tràng sau khi thực hiện các xét nghiệm. Sau một quá trình thăm khám và trao đổi với bố mẹ, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân đến từ thuốc giảm đau có chứa ibuprofen mà cháu sử dụng trước đó. Do dùng quá liều nên cháu đã bị kích ứng dạ dày và dẫn đến tình trạng viêm, loét.

Cháu T (9 tuổi) cũng được gia đình đưa đến nhập viện với các dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn, sắc mặt nhợt nhạt xanh xao. Người nhà cho biết gần đây cháu bị đau bụng âm ỉ kéo dài cũng như nôn ra dịch vàng. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bị viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn vi khuẩn HP.

Vì sao trẻ mắc viêm loét dạ dày tá tràng?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung Ương, nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm loét dạ dày tá tràng thường đến từ một số yếu tố trong sinh hoạt và cuộc sống. Thường gặp nhất là một số yếu tố như:

1. Sử dụng thuốc không đúng cách

Một số loại thuốc có thể gây ra những phản ứng không mong muốn. Cả người lớn và trẻ em khi dùng thuốc không phù hợp đều có thể gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng do kích ứng. Đồng thời, niêm mạc dạ dày của trẻ em cũng nhạy cảm hơn so với người lớn, chính vì vậy cần đặc biệt thận trọng về liều dùng và thời gian sử dụng khi cho trẻ dùng thuốc.

Những loại thuốc dễ gây ra viêm loét dạ dày tá tràng nhất là các nhóm thuốc chống viêm, các nhóm thuốc có tính kháng khuẩn mạnh,… Sử dụng các loại thuốc này cần đặc biệt thận trọng, không được tùy tiện bởi mỗi trẻ có tình trạng sức khỏe, thể chất, mức độ bệnh, độ tuổi khác nhau. Tốt nhất phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

Sử dụng thuốc bừa bãi- nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em
Dùng thuốc không đúng cách có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

2. Nuốt nhầm hóa chất

Ở người lớn, tình trạng nuốt nhầm hóa chất khá hiếm gặp, tuy nhiên ở trẻ em, tình trạng này không hiếm gặp. Đặc biệt là khi các loại hóa chất nằm trong tầm tay của trẻ hoặc đựng trong các vật chứa mà trẻ dễ lầm tưởng là thức uống.

Theo ông Nguyễn Cao Cường, chuyên gia tư vấn an toàn của Trung tâm Khoa học Kỹ thuật an toàn Việt Nam Visatech: “người Việt Nam có thói quen tận dụng những chai lọ đựng thực phẩm, nước uống để chứa các hóa chất như dầu hỏa, axít, thuốc trừ sâu, cồn… Điều này rất nguy hiểm cho trẻ.” Trẻ nhỏ thường có tính hiếu động, nếu trẻ vô tình thấy những chai nhựa bình thường đựng nước có thể cầm uống mà không biết được bên trong chai chứa những chất gì.

Khi trẻ nuốt nhầm các loại hóa chất như kiềm, acid, các chất tẩy, thuốc trừ sâu,… có thể dẫn đến nhiều thương tổn cho thực quản, dạ dày, ruột,… Những trường hợp này sau khi cấp cứu vẫn có thể để lại các thương tổn trong hệ tiêu hóa, gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-2
Uống nhầm hóa chất có thể dẫn đến thương tổn hệ tiêu hóa của bé

3. Chế độ ăn uống không phù hợp

Dạ dày của trẻ tương đối yếu, niêm mạc dạ dày dễ bị kích ứng. Chính vì vậy, khi có tiếp xúc với các thực phẩm chua, cay, các thức uống có gas trong thời gian dài sẽ dễ khiến cho trẻ bị kích ứng. Phần niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị viêm loét hơn.

Do đó, phụ huynh cần chú ý không để bé sử dụng nhiều các loại thực phẩm nói trên trong thời gian dài vì sẽ dẫn đến các tác động không mong muốn cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày nên được xây dựng cân bằng các thành phần dưỡng chất để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-4
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn chua

4. Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn Hp dạ dày là một trong số ít những loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể tồn tại dưới lớp niêm mạc dạ dày của bệnh nhân và gây ra nhiều vấn đề về cho hệ tiêu hóa. Một số chủng vi khuẩn Hp dạ dày có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày – tá tràng. Ở nước ta, tỷ lệ mắc vi khuẩn HP chiếm tỷ lệ khá cao, trên 70%. Loại vi khuẩn này dễ lây nhiễm nhất cho trẻ khi chúng ta cho trẻ ăn không đúng cách, nhất là thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống, gắp thức ăn, mớm thức ăn cho trẻ,…

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị-6
Vi khuẩn Hp dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em

1. Những trường hợp can thiệp khẩn cấp

Đối với những trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em có kèm theo các dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến cấp cứu ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng:

  • Trẻ có dấu hiệu đau dữ dội, dai dẳng và đột ngột.
  • Trẻ đi ngoài ra phân có máu hoặc đi ngoài ra phân đen như hắc ín.
  • Trẻ nôn ra máu hoặc nôn ra hỗn hợp thực phẩm có máu sẫm, máu có màu cà phê.

2. Điều trị viêm loét dạ dày

Để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành xác định nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày và có những hướng điều trị phù hợp đối với tình trạng sức khỏe của mình.

Theo BS CKII Trần Văn Quang – Khoa nội Nhi Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cho trẻ em thường tiến hành theo các bước:

  • Loại bỏ nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ em.
  • Giảm tình trạng viêm loét dạ dày với các thuốc trung hòa acid HCl, các loại thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày.
  • Bổ sung một số loại thuốc chống loét, các thuốc kích thích tái tạo niêm mạc biểu mô, kích thích sự tái tạo niêm mạc dạ dày.
  • Sử dụng một số loại kháng sinh điều trị theo phác đồ trong những trường hợp có acid dạ dày.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện sức khỏe cho bé.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng:

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Xác định đúng nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và áp dụng các biện pháp can thiệp, điều trị sớm để cải thiện sức khỏe của trẻ. Can thiệp và điều trị càng sớm càng giúp cho trẻ sớm lấy lại sức khỏe một cách tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sơ can Bình vị tán – Hiệu quả được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng và thực tiễn

Người bệnh ngày càng có những tiêu chuẩn khắt khe khi lựa chọn bất kỳ...

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Nơi hội tụ những chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền

Hội tụ những chuyên gia có tâm, có tầm hàng đầu về Y học cổ...

Ăn chuối bị đau bụng và những sai lầm cần bỏ ngay

Chuối là một loại quả được nhiều người ưa thích vì nó có nhiều công...

Lý do ăn rau sống bị đau bụng và khuyến cáo từ chuyên gia

Ăn rau sống bị đau bụng chuyện tưởng đùa hóa ra lại có thật. Câu...