Hiện nay, việc điều trị vi khuẩn Hp đang gặp nhiều khó khăn do sự xuất hiện tình trạng kháng thuốc. Để đối phó với viêm dạ dày có vi khuẩn Hp kháng thuốc đang là vấn đề làm đau đầu các nhà khoa học. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan tới vấn đề này trong bài viết hôm nay.
Tình hình về bệnh viêm dạ dày có vi khuẩn Hp kháng thuốc
Vi khuẩn Hp kháng thuốc chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, mức độ mà nó gây ra thực sự đáng lo ngại. Bản thân vi khuẩn Hp có trong dạ dày khó bị tiêu diệt nếu chỉ dùng một loại kháng sinh duy nhất. Để điều trị Hp mang lại hiệu quả thì phải dùng ít nhất hai loại thuốc kháng sinh kết hợp với một loại thuốc giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên, khi chủng vi khuẩn này kháng lại một trong hai loại thuốc kháng sinh thì coi như việc điều trị đã thất bại.
Và điều này đã thực sự xảy ra với ở hầu khắp các nước trên thế giới khi Tổ chức Y tế thế giới phải nói rằng “vi khuẩn kháng thuốc còn nguy hiểm hơn đại dịch AIDS”. Bạn có thể tham khảo số liệu tỷ lệ kháng kháng sinh của H.pylori tại một số khu vực trên thế giới tại bảng sau:
Còn tại Việt Nam, tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc đã xảy ra hầu hết với các loại thuốc kháng sinh điều trị với tỷ lệ kháng khác nhau. Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân kháng metronidazole trên invitro được xác định vào khoảng 35 – 40% ở miền Bắc, ở miền Nam tỷ lệ này cao gần 2 lần ngoài miền Bắc là 85,7%. Tỷ lệ kháng của tinidazole là 46,6%, Clarithromycin rất cao là 85,5%, Levofloxaxin là 28%. Chưa ghi nhận trường hợp kháng thuốc đối với Amoxicilline.
Vi khuẩn Hp kháng thuốc không chỉ ở người lớn mà còn bắt gặp ở trẻ em. Thậm chí, nhiều bác sĩ dạ dày còn cho biết tỷ lệ kháng sinh ở trẻ em còn cao hơn nhiều lần so với người lớn. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, cuộc khảo sát điều trị Hp ở trẻ em năm 2014 đã cho thấy có tới 55% phác đồ điều trị kháng sinh lần đầu tiên đã thất bại.
Tất cả những điều này đang khiến nhiều người có chung suy nghĩ là trong tương lai sẽ không còn một loại kháng sinh nào nữa để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp, chúng ta phải tìm cách chung sống hòa bình với nó và chấp nhận nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày khác.
Cách điều trị viêm dạ dày có vi khuẩn Hp kháng thuốc
Nếu những ai lần đầu đã sử dụng phác đồ điều trị Hp thất bại thì nên thay đổi các phác đồ điều trị mới xem như thế nào. Trước hết, cần làm lại kháng sinh đồ để kiểm tra xem các loại thuốc kháng sinh đã bị vi khuẩn Hp kháng thành công để loại bỏ ra, thay vào đó là những loại thuốc mới. Việc thay đổi các loại thuốc cũng có nguy cơ thất bại nhưng nếu không thử mọi cách thì khó lòng mà tiêu diệt được vi khuẩn Hp. Nếu tiếp tục sử dụng phác đồ điều trị mới thất bại thì nên tìm một phương thức điều trị mới. Dưới đây là một số phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc cho người bệnh tham khảo:
– Phác đồ 3 thuốc PPI + Amoxicillin + Clarithromycin dùng cho lần đầu:
- Sử dụng trong 10 – 14 ngày
- Đối tượng sử dụng: Tại khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp). Tại khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao)
– Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole:
- Dùng khi phác đồ 3 thuốc thất bại, thuốc dùng trong 10 – 14 ngày.
- Hiện nay phác đồ 4 thuốc có bismuth cho hiệu quả tiệt trừ khá cao nhưng dễ gây mệt mỏi khiến bệnh nhân khó tuân thủ. Không sử dụng cho trẻ dưới 8 tuổi
– Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole
- Dùng khi phác đồ 3 thuốc thất bại, thuốc dùng trong 10 – 14 ngày.
- Phác đồ này an toàn hơn so với phác đồ có Bismuth.
– Phác đồ nối tiếp
- 5 ngày đầu dùng thuốc PPI + Amoxicillin.
- 5 ngày tiếp theo sẽ sử dụng PPI + Clarithromycin + Tinidazole.
- Phác đồ này cho hiệu quả cao nhưng cách sử dụng thuốc phức tạp, bệnh nhân khó nhớ uống thuốc đúng theo phác đồ.
– Phác đồ 3 thuốc có levofloxacin: PPI + Amoxcillin + Levoflloxacin
- Dùng thuốc trong 10 ngày
- Lực chọn khi thất bại với phác đồ nối tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc có Bismuth. Có thể xảy ra tác dụng không mong muốn lên gân khớp nên bệnh nhân cần lưu ý theo dõi và phản hồi với bác sĩ khi gặp triệu chứng sưng, đau khớp.
– Cách sử dụng các loại thuốc:
- PPI: 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin: 500mg x 4 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn.
- Clarithromycin: 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn.
- Metronidazole: 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn
- Tinidazole: 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn.
- Bismuth: 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
- Levoflloxacin: 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn.
Hiện nay, ngoài sử dụng các phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc trên đây người bệnh có thể sử dụng thêm kháng thể chống vi khuẩn Hp có tên là OvalgenHP. Kháng thể này được phát triển bởi các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm thiểu tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn Hp.
Cách phòng tránh bệnh viêm dạ dày có vi khuẩn Hp kháng thuốc
Khi mắc bệnh viêm dạ dày có yếu tố vi khuẩn Hp trong cơ thể thì người bệnh nên tuân thủ những điều sau đây để có thể phòng tránh:
+ Tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã lên; dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng; không tự ý ngưng sử dụng thuốc trong quá trình điều trị. Khi sử dụng phác đồ điều trị mà phát hiện những bất thường thì tạm ngưng dùng thuốc và đến gặp trực tiếp bác sĩ đã kê thuốc để được giải đáp.
+ Đi khám định kỳ để theo dõi bệnh tiến triển như thế nào. Trường hợp dùng phác đồ điều trị không hiệu quả thì không dùng thêm để tránh tốn kém, tiết kiệm chi phí. Thay vào đó là phác đồ điều trị mới.
+ Đối với trẻ nhỏ thì bố mẹ phải báo cáo các loại thuốc mà bé đang sử dụng, lịch sử điều trị bệnh dạ dày để bác sĩ có giải pháp phù hợp vời từng trẻ.
+ Trong ăn uống thì cần ăn chín, uống sôi, không dùng chung bát đũa với người khác, vệ sinh cơ thể và nhà cửa thường xuyên để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cho các thành viên khác.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!