Siêu âm dạ dày là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề về dạ dày của bạn. Đây là phương pháp không gây ra đau đớn. Tuy nhiên khi nào nên siêu âm đau dạ dày và những đối tượng nào có thể áp dụng phương pháp này thì không phải ai cũng biết.

Siêu âm là gì?
Siêu âm được xem là kỹ thuật thăm khám không xâm lấn, không gây ra đau đớn cho bệnh nhân. Đây cũng là phương pháp tiện dụng, tiết kiệm, không quá khó để thực hiện, giá trị chẩn đoán tương đối cao. Hơn nữa siêu âm không gây hại, có thể thực hiện nhiều lần để quan sát khi cần thiết. Siêu âm có thao tác nhanh, thuận tiện, không cần đặt ống nội soi và gây mê. Phương pháp này cho chất lượng hình ảnh tốt, rõ nét, màn hình lớn, góc uốn lớn và độ phân giải cao. Vì những lợi ích mà nó mang lại, siêu âm được dùng để chẩn đoán, theo dõi cũng như kết hợp với các phương pháp chuẩn đoán khác để tăng độ chính xác. Đó chính là ưu điểm của phương pháp siêu âm.
Tuy vậy siêu âm không thể chẩn đoán được tất cả bệnh lý. Bước sóng của sóng siêu âm có thể bị cản trở bởi hơi và không khí. Chính vì vậy các bệnh lý về phổi, ruột rất khó quan sát. Mặt khác những bệnh nhân thừa cân béo phì cũng khó siêu âm hơn do các mô mỡ gây ảnh hưởng đến khả năng xuyên qua của sóng.

Khi nào nên siêu âm đau dạ dày?
Khi có các dấu hiệu điển hình của đau dạ dày bạn nên thăm khám bằng kỹ thuật siêu âm cũng như các kỹ thuật khác:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Đau vùng thượng vị.
- Buồn nôn, nôn.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Đau tức, nóng rát vùng dạ dày.
- Chán ăn, mệt mỏi, sút cân.
Siêu âm dạ dày tiến hành ra sao?
Dạ dày là một trong các bộ phận có thể thực hiện siêu âm ngay mà không cần chuẩn bị. Tuy nhiên việc chuẩn bị kỹ lưỡng vẫn luôn cần thiết, tránh phải lặp đi lặp lại thao tác nhiều lần. Đối với bệnh nhân siêu âm dạ dày, tụy cần uống một ít nước trước khi khám.
Đối tượng áp dụng phương pháp siêu âm
- Những bệnh nhân có nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, cần xem xét kỹ.
- Bệnh nhân không thể kiểm tra bằng nội soi.
- Có dấu hiệu cấp tính của các bệnh tiêu hóa như xuất huyết tiêu hóa, cần xem xét gấp tình trạng bệnh nhân.
- Bệnh nhân có dấu hiệu viêm thực quản, dạ dày nặng.
- Bệnh nhân có những biến đổi bệnh lý của viêm dạ dày như viêm teo và phì đại dạ dày, viêm loét tá tràng,…
- Kiểm tra polip dạ dày, các khối u trong dạ dày.
- Bệnh nhân giãn dạ dày cấp tính.
- Người có dị vật trong dạ dày.
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng dạ dày.
- Người mắc các dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa: hẹp môn vị phì đại bẩm sinh, các dị tật tiêu hóa khác cần kiểm tra nhanh.
- Bệnh nhân bị sa dạ dày cấp tính.
Có thể bạn quan tâm
Qua bài viết trên đây, có thể giúp bạn nhận biết được khi nào nên siêu âm đau dạ dày và những ưu nhược điểm của phương pháp này, biết rõ những đối tượng nào cần siêu âm dạ dày cũng như cách thức tiến hành. Hãy chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè của bạn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!