
Thông tin nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày Antacid
Antacid là tên gọi nhóm hợp chất có tính bazơ nhẹ, khả năng trung hòa khi tác dụng với axit dạ dày và tạo tủa dạng gel. Những hoạt chất chính trong nhóm thuốc Antacid là một số muối hydroxyd. Thường dùng nhất trong điều trị là nhôm hydroxyd và magie hydroxyd.
1.Al(OH)3 – Nhôm hydroxyd
? Nhôm hydroxyd là hoạt chất không mùi, vô định hình. Khi cho vào các môi trường như nước và ethanol, có thể tan trong axit loãng và dung dịch kiềm. Ngoài ra, khi lắc Al(OH)3 sẽ tạo ra dung dịch keo.
Al(OH)3 là hoạt chất có tính bazơ yếu. Tác dụng chính của hoạt chất này là:
- Giúp trung hòa acid dịch vị trong dạ dày dựa trên cơ chế tạo kết tủa không tan AlCl3.
- Ngoài ra, với đặc tính làm tăng pH dịch vị do đó các antacid cũng có khả năng ức chế hoạt tính pepsin cũng như làm mạnh thêm hàng rào chất nhầy.
- Al(OH)3 cũng có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp trong dạ dày bệnh nhân.
a)Dùng Al(OH)3 cho những trường hợp nào?
Nhôm hydroxid – Al (OH)3 dùng trong một số trường hợp như:
- Điều trị loét dạ dày tá tràng.
- Cải thiện tình trạng đau rát thực quản.
- Giúp bệnh nhân khắc phục một số rối loạn tiêu hóa như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…
b)Chống chỉ định của Al(OH)3
- Chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn Al(OH)3.
- Không dùng cho bệnh nhân suy thận nặng, giảm phosphor máu.
c)Cách dùng – liều dùng
Dùng cho người lớn:
- Sử dụng 4 – 5 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 viên. Thời gian tốt nhất để sử dụng là dùng sau bữa ăn 1 giờ hoặc khi cơn đau xuất hiện.
- Tránh dùng chung với các thuốc khác, nên dùng cách ít nhất 2 giờ để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
d)Một số tác dụng phụ
Al(OH)3 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây ra tình trạng táo bón.
- Làm suy giảm hấp thu phosphor nếu dùng dài ngày.
- Có khả năng gây ra tình trạng loãng xương.
2.Mg(OH)2 – Magie hydroxid
? Tương tự như nhôm hydroxyd, magie hydroxid cũng có dạng bột trắng, mịn và vô định hình. Mg(OH)2 có đặc tính không tan trong nước, tan trong các axit loãng. Thử với phenolphtalein sẽ cho phản ứng kiềm.
Tác dụng đáng chú ý của Mg(OH)2 là trung hòa acid dạ dày nhưng không gây ra ảnh hưởng đến quá trình sinh acid dạ dày trong cơ thể.
a)Chỉ định sử dụng Mg(OH)2
Sử dụng trong các trường hợp:
- Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
- Có các dấu hiệu do thừa axit dạ dày như: ợ chua, ợ nóng, bụng khó tiêu, đau rát thực quản.
b)Chống chỉ định trong các trường hợp
- Bệnh nhân suy thận nặng.
- Không dùng cho trẻ em.
c)Cách sử dụng phù hợp
- Sử dụng 1 – 2 viên lần theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng sau bữa ăn 1 – 3 giờ hoặc trước khi ngủ.
3.Phối hơp Al(OH)3 và Mg(OH)2 trong điều trị
? Thông thường, trong điều trị có thể phối hợp sử dụng Al(OH)3 và Mg(OH)2 cùng với một số nhóm thuốc khác như:
- Phối hợp với Canxicacbonat: Al(OH)3 + MgCO3 + CaCO3 + Atropin: Alumina …
- Phối hợp với nhóm Maalox: Al(OH)3 + Mg(OH)2: Maalox, Mylanta, Gestid, Stomafar …
- Điều trị phối hợp với nhóm Atropin: Al(OH)3 + Mg(OH)2 + Atropin: Kremil’s …
☑ Bạn cũng có thể tham khảo thêm: Thuốc Pylomed: Thành phần, công dụng và cách dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!