Thuốc Levofloxacin 500 có tác dụng gì, giá bao nhiêu?

Thứ Ba, 20-02-2018

Thuốc Levofloxacin 500 là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị cho các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh viêm loét dạ dày, viêm phế quản, nhiễm trùng da hay nhiễm trùng đường hô hấp… Dưới đây là những thông tin về thành phần, tác dụng, giá bán , cũng như cách sử dụng thuốc đúng cách để bạn tham khảo khi được bác sĩ chỉ định loại thuốc này trong đơn điều trị.

Thông tin về thuốc Levofloxacin 500

1/ Thành phần

  • Levofloxacin: 500 mg
  • Tá dược (Avicel, aerosil,magnesi stearat,titan dioxyd… vừa đủ : 1 viên)

thuốc levofloxacin 500

2/ Thuốc Levofloxacin 500 có tác dụng gì?

Levofloxacin là dược chất kháng sinh thuộc nhóm quinolone. Khi vào cơ thể chất này hoạt động bằng cách chống lại sự phát triển, sinh sôi nảy nở của vi khuẩn và giúp cho tổn thương mau bình phục.

Nhờ tác dụng này thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh viêm loét dạ dày
  • Chữa nhiễm khuẩn cấp ở đường hô hấp
  • Điều trị nhiễm trùng da và các tổ chức dưới da
  • Chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Điều trị viêm bể thận, bệnh than

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thuốc Levofloxacin 500 cho các trường hợp khác nhưng không được liệt kê trong danh sách kể trên. Vì vậy nếu có bất kì thắc mắc nào về đơn thuốc chỉ định của bác sĩ bạn nên hỏi lại để đảm bảo thuốc được kê đúng bệnh, đúng mục đích sử dụng.

3/ Chống chỉ định

Không dùng Levofloxacin 500 cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần thuốc , những người đang dùng thuốc kháng axit, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thận trọng khi chỉ định thuốc cho người đang bị thiếu máu, tài xế lái xe hay những công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ.

4/ Tác dụng phụ của Levofloxacin

Cũng như nhiều loại thuốc kháng sinh khác, việc sử dụng Levofloxacin 500 mg kéo dài có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là ở đường tiêu hóa. Bạn nên thận trọng khi thấy một trong các biểu hiện bất thường sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn
  • Dị ứng, ngứa ngoài da do mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Mất tập trung trong khi làm việc
  • Đau dạ dày, viêm loét dạ dày nếu lạm dụng thuốc kháng sinh kéo dài
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu sử dụng thuốc Levofloxacin có nguy cơ bị dị tật thai nhi khá cao.

Cần làm gì khi gặp tác dụng phụ của thuốc? Nếu các phản ứng phụ quá nghiêm trọng bạn nên ngưng uống thuốc ngay và quay trở lại gặp bác sĩ để được đổi loại thuốc kháng sinh khác phù hợp hơn.

5/ Thuốc Levofloxacin 500 giá bao nhiêu?

Thuốc Levofloxacin hiện đang được phân phối rộng rãi tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc và có giá bán lẻ là 50.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 7 viên nén bao phim.

6/ Cách sử dụng thuốc

Theo khuyến cáo trong giấy hướng dẫn sử dụng đính kèm , Levofloxacin 500 được chỉ định cho người lớn với liều lượng cụ thể tùy theo từng trường hợp như sau:

  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, viêm phế quản mãn tính: Dùng liều duy nhất 500mg x 1 lần trong 7 ngày liên tục
  • Trường hợp bị viêm phổi: Mỗi ngày uống 500mg x 1-2 lần/ ngày, một đợt dùng thuốc kéo dài trong 7 đến 14 ngày
  • Bệnh viêm xoang cấp tính: Mỗi lần uống 500mg x 1-2 lần/ ngày, mỗi đợt dùng thuốc kéo dài ít nhất 7 ngày
  • Bệnh nhiễm trùng ngoài da và các tổ chức dưới da: Tùy theo tình trạng bệnh mỗi ngày uống 500-750mg x 1 lần/ ngày
  • Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Uống 250mg x 1 lần/ ngày, thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến 10 ngày
  • Bệnh viêm thận, viêm bể thận: uống 250mg x 1 lần/ ngày trong 10 ngày
  • Nhiễm trực khuẩn than: Ngày uống 500mg x 1 lần/ ngày, duy trì dùng thuốc trong 8 tuần liên tục

Trong trường hợp sử dụng thuốc Levofloxacin 500 cho trẻ em, bệnh nhân bị suy gan, suy thận cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...