Giải đáp thắc mắc của người bệnh về thuốc Ranitidine 150mg và Ranitidine 300mg: Ranitidine là thuốc gì? Loại thuốc này có tác dụng như thế nào trong điều trị viêm loét dạ dày? Cách sử dụng thuốc như thế nào?…Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập ngay dưới đây.
Thông tin tổng quan về thuốc Ranitidine
Ranitidine là thuốc gì?
Ranitidine là thuốc biệt dược được xếp vào nhóm thuốc kháng histamine-2. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn tình trạng sản xuất quá nhiều axit trong dạ dày. Thuốc được điều chế dưới các dạng viên nang, viên nén, viên uống sủi bọt hoặc dung dịch uống với các dạng hàm lượng là 150 mg hoặc 300mg. Tùy theo đối tượng dùng thuốc và tình trạng bệnh tình mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Ranitidine 150mg hay thuốc Raitidine 300mg. Đây là thuốc kê đơn, bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Từ kết quả nghiên cứu thực tế được nhà sản xuất công bố cho thấy loại thuốc này có khả năng giảm đến 90% lượng axit dạ dày có trong dịch vị ngay sau khi dùng liều đầu tiên. Nhờ vậy các vết loét trong dạ dày sẽ nhanh lành hơn.
Chỉ định điều trị
Ranitidine được sử dụng để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày. Nó cũng giúp xử lý các vấn đề gây ra bởi tình trạng dư thừa axit dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh trào ngược thực quản dạ dày, viêm thực quản ăn mòn…
Ngoài ra một số trường hợp đang bị chảy máu dạ dày ruột, nhằm tránh cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ bệnh nhân cũng được sử dụng thuốc với mục đích giảm tiết dịch vị và axit trong dạ dày.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân từng bị dị ứng với loại thuốc này thì tuyệt đối không nên sử dụng thuốc thêm lần nào nữa. Biểu hiện giúp nhân biết tình trạng dị ứng với thuốc Ranitidine là nổi mề đay, ngứa ngoài da, có thể bị sưng môi, miệng và khó thở nếu bị dị ứng nghiêm trọng.
- Những đối tượng mắc bệnh viêm loét dạ dày có kèm theo suy gan, suy thận, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, phụ nữ mang thai và cho con bú… mặc dù không nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định của thuốc nhưng cũng cần thận trọng khi sử dụng.
Các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Ranitidine
- Ít gặp: Giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, tăng men transaminase, đau tại vết thương
- Thường gặp: Tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, trong người có cảm giác mệt mỏi.
- Hiếm gặp: Tim đập chậm, khó thở, phù mạch, sốc phản vệ, suy tâm thu do thao tác tiêm nhanh, viêm tụy, viêm gan, vàng da, vú to ở nam giới.
Liều lượng sử dụng
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng trong giai đoạn tiến triển hoặc viêm thực quản: Uống 1 liều duy nhất 300 mg/ngày trước khi ngủ hoặc cũng dùng với liều lượng như trên nhưng chia làm 2 lần uống. Dùng thuốc một đợt liên tục trong 4-8 tuần.
- Người mắc hội chứng Zollinger-Ellison: Liều dùng ban đầu là 150 mg x 3 lần/ngày, nếu bị nặng có thể tăng lên liều tối đa là 900 – 1200 mg/ngày.
Khi sử dụng thuốc Ranitidine cần lưu ý:
– Dùng thuốc ranitidine đúng theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo.
– Đừng nghiền nát, nhai, hoặc phá vỡ viên thuốc sủi Ranitidine. Viên thuốc sủi phải được hòa tan bằng nước trước khi uống. Càng có hàm lượng cao thì lượng nước cần dùng càng nhiều. Cho thuốc ranitidine tan hết trong nước, sau đó uống toàn bộ hỗn hợp
– Nếu thuốc Ranitidine được chỉ định dưới dạng hỗn dịch uống, cần đo thuốc bằng dụng cụ được cung cấp đi kèm . Không nên dùng muỗng ăn để đong thuốc sẽ không chính xác.
– Bạn có thể mất đến 8 tuần sử dụng thuốc trước khi vết loét lành lại. Tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ dẫn và nói với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau 6 tuần điều trị.
– Thuốc Ranitidine có thể gây ra những kết quả bất thường với các xét nghiệm y khoa nhất định. Vì vậy hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn phải thực hiện bất kì xét nghiệm nào khi còn đang dùng loại thuốc này.
– Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Không để nơi ẩm ướt, nóng bức hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu vào
BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!