Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?

Thứ Hai, 30-10-2017

Viêm dạ dày dày là một trong số các vấn đề sức khỏe tiêu hóa khá phổ biến chỉ đứng sau các rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, khác với những rối loạn tiêu hóa thông thường chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần, viêm dạ dày nếu không có sự can thiệp kịp thời và điều chỉnh chế độ sinh hoạt có thể dẫn đến viêm dạ dày mạn tính. Vậy bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì? Bạn đã có những hiểu biết gì để đối phó với viêm dạ dày mạn tính?

Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?-1

Viêm dạ dày mạn tính là gì?

Viêm dạ dày mạn tính (hay viêm dạ dày mãn tính) là bệnh lý đường tiêu hóa xảy ra trên lớp lót dạ dày (còn gọi là niêm mạc dạ dày) gây ra các thương tổn, viêm nhiễm kéo dài dai dẳnng. Thông thường viêm dạ dày mạn tính thường có thời gian tiến triển kéo dài. Trước khi bệnh nhân mắc viêm dạ dày mạn tính thường trải qua một giai đoạn viêm dạ dày cấp tính.

Dạ dày của bạn là một “bộ máy” đảm nhiệm chức năng nghiền nát và tiêu hóa thức ăn với sự trợ giúp của các enzyme phân giải thức ăn cũng như acid có trong dạ dày. Các acid này sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại trong thực phẩm, giúp cơ thể bạn tránh được tình trạng nhiễm trùng. Enzyme sẽ giúp phân giải các thành phần trong thức ăn, đặc biệt là đạm. Để tránh cho các acid và enzyme bào mòn niêm mạc, dạ dày bạn sẽ sinh ra một lớp nhầy bảo vệ có khả năng tự tái tạo.

Nếu lượng acid dạ dày tăng tiết nhiều hơn so với bình thường, lớp nhầy dạ dày sẽ không thể tái tạo đủ để bảo vệ cho niêm mạc dạ dày của bạn nữa. Lượng acid dạ dày sau khi tiêu hóa thức ăn còn dư thừa sẽ bào mòn dần niêm mạc. Bạn sẽ gặp phải các thương tổn dạ dày từ nhẹ đến nặng. Khởi phát là những cơn đau dạ dày thoáng qua, sau đó thương tổn dạ dày có thể tiến triển thành các vết loét, viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính,… Những trường hợp nặng còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hoặc chuyển sang ung thư hóa thành ung thư dạ dày.

Vì sao chúng ta mắc viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính thường được phân chia thành nhiều loại. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm dạ dày mà sẽ có các cách phân loại riêng biệt cho phù hợp như:

1.Viêm dạ dày mạn tính do hệ thống miễn dịch (tự miễn)

Viêm dạ dày dạng này thường có liên quan mật thiết đến các rối loạn miễn dịch, khiến cho hệ miễn dịch trong cơ thể bạn phá hủy các tế bào dạ dày. Bệnh nhân viêm dạ dày do hệ thống miễn dịch có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu máu, thiếu vitamin. Một số trường hợp cũng có thể gây ra nguy cơ ung thư.

2.Viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn

Tình trạng viêm dạ dày dạng này thường do vi khuẩn Helicobacter pylori (còn gọi là vi khuẩn HP, H. Pylori). Đây là một trong những xoắn khuẩn hiếm hoi trong tự nhiên tồn tại được trong dạ dày người bởi chúng có khả năng thâm nhập sâu vào dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Từ đó chúng tránh được sự ảnh hưởng của acid dạ dày – vốn có khả năng diệt khuẩn rất mạnh. Bệnh nhân viêm dạ dày dạng này có thể đối mặt với nhiều vấn đề đường tiêu hóa. Thường gặp là loét đường ruột, loét dạ dày. Một số chủng vi khuẩn Hp dạ dày còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

3.Viêm dạ dày mạn tính do yếu tố bên ngoài

Đây được xem là dạng viêm dạ dày phổ biến nhất trong các dạng viêm dạ dày. Có rất nhiều yếu tố bên ngoài có thể dẫn đến tìnht rạng viêm dạ dày mạn tính. Phổ biến nhất là các yếu tố liên quan đến sinh hoạt, dinh dưỡng, thói quen sống. Chẳng hạn như:

  • Thói quen lạm dụng các loại thuốc giảm đau, các thuốc điều trị bệnh. Đặc biệt là lạm dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (nhóm NSAID). Lạm dụng các nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều rối loạn cho hệ tiêu hóa của bạn. Trong đó có rối loạn tăng tiết acid và dịch vị dạ dày.
  • Sử dụng rượu bia, các chất kích thích cũng có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày, gan, tụy mật. Khi mới sử dụng, các chất này thường không để lại những tác động ngay tức thời mà về lâu dài sẽ xuất hiện nhiều tác động không mong muốn cho sức khỏe dạ dày, khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, thủng dạ dày. Người thường xuyên lạm dụng rượu bia cũng có nguy cơ ung thư gan, dạ dày, tụy, mật,… cao hơn người bình thường rất nhiều. Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO cho thấy cứ 100 người mắc các bệnh ung thư gan, mật, tụy, dạ dày thì có đến 77 người sử dụng rượu bia.
Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?-2
Viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Các thói quen ăn uống không khoa học khiến cho viêm dạ dày cấp xuất hiện. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì các thói quen xấu này có thể khiến cho viêm dạ dày cấp tiến triển dai dẳng, trở thành viêm dạ dày mạn tính. (Xem thêm để biết bệnh viêm dạ dày cấp tính là gì?)
  • Một số yếu tố nguy cơ cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày mạn tính nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn đó là chế độ ăn nhiều thực phẩm béo, dầu mỡ, sử dụng nhiều muối trong bữa ăn.
  • Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân thúc đẩy ung thư dạ dày và ung thư phổi cho người sử dụng.

Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?-3

Chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính có thể được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu nhận biết cũng như thực hiện một số xét nghiệm đánh giá để xác định bệnh nhân có mắc viêm dạ dày mạn tính hay không. Thông thường các bác sĩ thường căn cứ dựa trên một số biện pháp chẩn đoán chính như:

1.Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân viêm dạ dày mạn thường có tiền sử viêm dạ dày cấp tính. Thường bắt đầu với các dấu hiệu đau âm ỉ vùng thượng vị, đau theo chu kỳ. Bệnh nhân qua thăm khám triệu chứng lâm sàng cũng có một số dấu hiệu như:

  • Tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, ăn uống không ngon miệng.
  • Bệnh nhân thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu ợ chua, ợ hơi cũng như tăng tiết nước bọt thường xuyên.
  • Người bệnh cũng thường kèm theo các dấu hiệu buồn nôn, nôn khan.
  • Cảm giác mệt mỏi thường xuyên và kéo dài.
  • Một số bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng táo bón, đi phân lỏng.

2.Chẩn đoán bằng hình ảnh

Chẩn đoán bằng hình ảnh là một trong những cách để đánh giá tình trạng thương tổn dạ dày. Thông qua hình ảnh, bác sĩ cũng phân loại được tình trạng sức khỏe dạ dày của bệnh nhân, xây dựng hướng điều trị phù hợp nhất. Thông thường chẩn đoán bằng hình ảnh thường áp dụng phương pháp chụp X – quang hoặc nội soi. Trong đó, nội soi được xem là một trong những phương pháp tối ưu hiện nay, cho kết quả có độ chính xác cao. Nội soi cũng có thể kết hợp lấy mẫu sinh thiết để đánh giá bệnh, đặc biệt là trong những trường hợp nghi ngời viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn HP.

Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?-4
Nội soi là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh có độ chính xác cao.

3.Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân thường tiến hành trong những trường hợp nghi ngờ có máu trong phân của bệnh nhân. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm phân nếu nghi ngờ xuất huyết dạ dày (chảy máu tiêu hóa).

4.Xét nghiệm máu

Tương tự như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu cũng thường được tiến hành trong trường hợp nghi ngờ xuất huyết dạ dày. Xét nghiệm này cũng có thể giúp bác sĩ đánh giá các thành phần trong máu và đo lường được tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Viêm dạ dày mạn tính điều trị như thế nào?

Quá trình điều trị viêm dạ dày mạn tính tương đối phức tạp. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số hướng chỉ định phù hợp để cải thiện sức khỏe.

  • Trường hợp viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn HP cần điều trị tích cực theo phác đồ cụ thể để tránh vi khuẩn kháng thuốc và tái đi tái lại dai dẳng, kéo dài.

Bạn có thể tham khảo chi tiết Phác đồ điều trị tận gốc viêm dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính

  • Điều trị với các loại thuốc kháng acid có canci cacbonat, các loại thuốc kháng H2 như các thuốc có thành phần Ranitidine, các loại thuốc giúp ức chế bơm proton có thành phần omeprazole,… Trong thời gian điều trị, bạn cần tránh sử dụng các thuốc giảm đau tùy tiện, nhất là các loại thuốc kháng viêm không steroid.
  • Bệnh nhân cũng cần chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn uống trong quá trình điều trị. Đặc biệt cần chú ý kiêng các yếu tố có thể gây ra viêm dạ dày mạn tính như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Thay đổi chế độ ăn tránh các thực phẩm giàu chất béo, nhiều muối, nhiều chất bảo quản,… Bạn cũng nên tăng cường các loại rau xin, trái cây, các loại ngũ cốc, thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm có các lợi khuẩn và probiotics tốt cho hệ tiêu hóa.

Trên đây là một số vấn đề mà bạn cần biết về viêm dạ dày mạn tính, các biện pháp chẩn đoán cũng như điều trị đúng cách giúp cải thiện sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ viêm dạ dày mạn tính, bạn không nên ngần ngại mà nên chủ động thăm khám sớm để bảo vệ sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Sơ can Bình vị tán – Hiệu quả được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng và thực tiễn

Người bệnh ngày càng có những tiêu chuẩn khắt khe khi lựa chọn bất kỳ...

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Nơi hội tụ những chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền

Hội tụ những chuyên gia có tâm, có tầm hàng đầu về Y học cổ...

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...