Hẳn không ít lần bạn đã từng nghe về viêm loét dạ dày – tá tràng. Bạn đã biết viêm loét dạ dày – tá tràng là gì cũng như những vấn đề về sức khỏe khi mắc bệnh này chưa? Dưới đây là một số vấn đề cần biết về bệnh viêm loét dạ dày mà bạn cần biết để chủ động hơn đối với căn bệnh tiêu hóa này.
Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng các vết loét, đau xuất hiện tại lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng. Tình trạng viêm loét dạ dày xảy ra chủ yếu do các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày giảm đi khiến niêm mạc dạ dày tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Tổn thương được gọi là vết loét dạ dày khi có kích thước từ 0,5 cm trở lên.
>> Xem ngay Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Những yếu tố thúc đẩy gây ra viêm loét dạ dày
Trong sinh hoạt và cuộc sống, có một số yếu tố sẽ thúc đẩy dạ dày bạn tăng tiết axit nhiều hơn. Phổ biến nhất là các yếu tố: thuốc điều trị, thói quen sinh hoạt ăn uống, căng thẳng và virus Hp dạ dày.
>> Tin liên quan: Tác hại của việc ăn quá nhanh là gây viêm loét dạ dày
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ có một số triệu chứng chính ở bệnh nhân như:
- Cảm giác đau vùng thượng vị.
- Đau vào bạn đêm và đau từng cơ khi đói.
- Có thể kèm theo ợ hơi, ợ chua và nóng rát.
- Cảm giác buồn nôn và nôn.
- Bệnh nhân chán ăn dẫn đến sút cân.
Bên cạnh đó nếu vết loét nặng gây biến chứng xuất huyết. Bệnh nhân đi ngoài ra phân đen như bã cà phê, mùi khó chịu. Xuất huyết dạ dày cấp còn có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Cần cấp cứu ngay đối với các trường hợp này. Bên cạnh các triệu chứng xuất huyết dạ dày cấp tính, viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài có thể gây ung thư dạ dày rất nguy hiểm.
Do đó khi có các triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn cần thăm khám sớm để tránh các biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra cũng như sớm thoát khỏi các cơn đau dai dẳng, khó chịu.
Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng ra sao?
Để bảo vệ sức khỏe cho người thân trong gia đình, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày chính:
- Dùng các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, các thức ăn giàu tinh bột để giúp bảo vệ axit dạ dày khỏi tác động của dịch vị do tính chất trung hòa axit của chúng. Phổ biến nhất là các loại cơm, cháo, bánh mì, nếp,…
- Bổ sung nhiều rau xanh, nước, các loại củ quả giàu vitamin cho cơ thể.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng nhiều gia vị mạnh, các thực phẩm quá nhiều chất béo.
>> Có thể bạn chưa biết: Cảnh giác với thực phẩm chứa hóa chất gây viêm loét dạ dày
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, những yếu tố thúc đẩy gây bệnh, triệu chứng bệnh và các biện pháp phòng tránh. Hi vọng bạn sẽ có chủ động hơn trong phòng và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!