Các dạng thuốc Ospamox và cách sử dụng

Chủ Nhật, 11-02-2018

Tra cứu thông tin y khoa về thuốc Ospamox – một loại thuốc kháng sinh đang được bác sĩ chỉ định rộng rãi trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Bạn đang muốn biết về các dạng thuốc Ospamox, thành phần, công dụng, cách sử dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này có thể tham khảo ngay dưới đây.

 thuốc Ospamox 500mg

Thuốc Ospamox 500mg

Tổng quan về thuốc Ospamox

# Ospamox là thuốc gì?

Ospamox là thuốc kháng sinh có tác dụng trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ở đường ruột, đường hô hấp hay một số bệnh lý viêm nhiễm cấp và mãn tính khác.

# Các dạng thuốc Ospamox

Ospamox được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như:

  • Si rô uống
  • Bột pha hỗn dịch uống
  • Viên nang cứng
  • Viên nang mền
  • Viên nén bao phim
  • Thuốc tiêm
  • Viên ngậm
  • Viên nén nhai
  • Thuốc cốm

Các dạng thuốc Ospamox kể trên đều chứa chung một thành phần là Amoxicilline trihydrate được sử dụng với hàm lượng 250 mg hoặc 500mg.

# Chỉ định

Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định Ospamox với những mục đích chính như sau:

  • Điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên: Bao gồm bệnh viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính, bệnh viêm phổi, bệnh viêm thùy phổi.
  • Chữa các chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, viêm đại tràng
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường mật ở bệnh nhân chưa có biến chứng
  • Chữa bệnh lậu, viêm bể thận , viêm màng não do vi khuẩn với liều cao dạng tiêm
  • Điều trị các vấn đề ngoài da do nhiễm liên cầu khuẩn hay Ecoli

# Chống chỉ định

Thuốc Ospamox không thích hợp dùng cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với Amoxicilline
  • Những người từng sử dụng loại thuốc nay nhưng đã bị lờn thuốc
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người đang được điều trị bằng  alopurinol thì không nên dùng  Ospamox  vì hai loại thuốc này có tính chất tương tác dẫn đến nổi phát ban ngứa ngoài da
  • Có thể có sự tương tác, đối kháng giữa Ospamox với Cloramphenicol, Tetracyclin. Vì vậy những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc trên nên thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám bệnh.

# Thận trọng với tác dụng phụ của thuốc  Ospamox

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho thấy  thuốc  Ospamox có thể gây ra những tác dụng phụ như sau:

  • Dùng thuốc Ospamox dài kì có thể khiến cho các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt. Từ đó hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng và gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Chướng hơi, đầy bụng, ăn uống lâu tiêu
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Nổi phát ban, mề đay ngứa ngoài da do dị ứng với thuốc
  • Phụ nữ mang thai sử dụng Ospamox trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật thai nhi
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan, gan ứ mật, men gan cao
  • Thiếu máu, số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm

Một số tác dụng phụ của thuốc không quá nghiêm trọng nhưng nếu nó kéo dài thì bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết để có cách xử lý. Thông thường bác sĩ sẽ cân nhắc đổi cho bạn một loại thuốc khác an toàn hơn.

# Cách sử dụng thuốc Ospamox

– Liều dùng cho người lớn: 250 – 500mg , ngày dùng 2-3 lần, khoảng cách giữa các lần là 8h

– Liều dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi: Mỗi lần uống 125-200mg, ngày 2-3 lần

– Trẻ em dưới 20kg: Liều dùng tính theo trọng lượng cơ thể là 20-40mg x kg / ngày

–  Điều trị bệnh apxe quanh chân răng: 3g , uống nhắc lại sau 8 giờ

– Điều trị nhiễm khuẩn cấp ở đường tiết niệu: Liều 3g, mỗi ngày uống 2 lần

– Dự phòng nhiễm khuẩn khi nhổ răng: Uống 3 g trước khi làm thủ thuật 1 giờ

– Người lớn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng: 3g x 2 lần/ ngày

– Trẻ bị viêm tai giữa nằm trong độ tuổi từ 3-10 tuổi có thể dùng liều 750mg x 2 lần/ngày trong 2 ngày

5 sai lầm cần tránh khi sử dụng thuốc Ospamox

Về bản chất  thuốc Ospamox là thuốc khánh sinh nên nó có thể là con dao hai lưỡi gây hại cho cơ thể nếu sử dụng thuốc không đúng cách. Vì vậy bạn nên tránh phạm phải 5 sai lầm khi dùng Ospamox dưới đây:

  • Tự ý dùng mà không đi khám và không được bác sĩ chỉ định
  • Tăng liều dùng thuốc cho nhanh khỏi
  • Thấy các triệu chứng thuyên giảm thì ngưng không uống nữa
  • Tự ý đổi sang loại thuốc khác khi dùng Ospamox vài ngày mà không thấy bệnh tình thuyên giảm
  • Dùng lại đơn thuốc cũ để mua thuốc Ospamox về dùng thay vì phải đi tái khám lại

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...