Hướng dẫn cấp cứu xuất huyết dạ dày cấp tốc

Thứ Tư, 08-11-2017

Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nặng của các bệnh lý viêm loét dạ dày, ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị xuất huyết dạ dày do nhiều yếu tố ngoại sinh khác. Trong quá trình điều trị xuất huyết dạ dày, thao tác cấp cứu là đặc biệt quan trọng. Thực hiện cấp cứu đúng cách có thể giúp bảo toàn được tính mạng của bệnh nhân, tránh những hậu quả đáng tiếc không mong muốn. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần biết khi thực hiện cấp cứu xuất huyết dạ dày.

Hướng dẫn cấp cứu xuất huyết dạ dày cấp tốc-1

Nhận biết nhanh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày có một số dấu hiệu nhận biết nhanh đáng chú ý như:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu nôn ra máu.
  • Quan sát bên ngoài có các biểu hiện mất máu cấp. Da bệnh nhân tái xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
  • Bệnh nhân mất tỉnh táo, có biểu hiện sốc mất máu.
  • Trước đó bệnh nhân có đi ngoài ra máu hoặc phân đen.

Sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường tiến hành qua 4 bước:

1. Đặt bệnh nhân cố định:

Trong sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày, bạn nên đặt bệnh nhân nằm thẳng và ngay ngắn trên giường. Chú ý đặt phần đầu của bệnh nhân thấp hơn, hai chân đặt cao hơn. Không để bệnh nhân di chuyển. Khi khiêng bệnh nhân đi cấp cứu cần tránh mạnh tay để không gây chảy máu nhiều hơn.

Bệnh nhân cần có không khí thoáng nhưng phải tránh gió. Có thể cho bệnh nhân quấn thêm chăn để làm ấm.

2. Thực hiện cầm máu ban đầu cho bệnh nhân

Nếu có thuốc cầm máu, chuyên gia y tế có thể cho bệnh nhân dùng thuốc cầm máu để cải thiện tình trạng xuất huyết. Thông thường các loại thuốc cầm máu gồm có:

  • Posthypophyse.
  • Vitamin K. Ống 5 ml.
  • Hemocaprol. Ống 10 ml.

Có thể giúp bệnh nhân cầm máu nhanh hơn bằng cách cho bệnh nhân dùng thêm nước muối pha. Dùng 6 – 8 g muối tinh hòa tan cùng 100 ml nước lọc. Sử dụng dần cho đến khi hết.

3. Đưa bệnh nhân đi cấp cứu

Sau khi bệnh nhân đã được thực hiện các biện pháp sơ cứu và cầm máu, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện cấp cứu.

Hướng dẫn cấp cứu xuất huyết dạ dày cấp tốc-2
Sơ cấp cứu cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Quy trình cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

1. Áp dụng các biện pháp hồi sức

Những biện pháp cấp cứu ở bệnh nhân bao gồm sự phối hợp nhiều thao tác cấp cứu cơ bản:

  • Đặt cố định bệnh nhân ở tư thế nằm với phần đầu đặt thấp. Tuy nhiên cũng cần lưu ý thận trọng, phòng ngừa nguy cơ sặc vào phổi.
  • Nếu có khả năng trào ngược vào phổi, nguy cơ suy hô hấp, rối loạn ý thức cần đặt nội khí quản cho bệnh nhân.
  • Cho bệnh nhân thở oxy mũi từ 2 – 6 l/phút.
  • Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn cho bệnh nhân.
  • Đặt sonde tiểu theo dõi lượng nước tiểu cho bệnh nhân.
  • Đặt sonde trong dạ dày cho bệnh nhân và rửa sạch máu.
  • Lấy máu để làm xét nghiệm cho bệnh nhân.

Hướng dẫn cấp cứu xuất huyết dạ dày cấp tốc-3

2. Hồi phục và chống sốc

  • Thực hiện truyền dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch keo (Heamaccel, Gelafundin), Ringer lactat,…
  • Hạn chế dùng dung dịch Glucose 5% vì ít tác dụng bù thể tích lòng mạch ở bệnh nhân.
  • Theo dõi số lượng và tốc độ truyền dịch của bệnh nhân.

3. Truyền máu cho bệnh nhân

  • Thực hiện truyền máu cho bệnh nhân trong các trường hợp xuất huyết nặng, xuất huyết đang tiến triển. Đến khi lượng huyết động ổn định và Ht > 25% (>30% đối với những người lớn tuổi, người có bệnh lý mạch vành, bệnh nhân suy hô hấp).
  • Thực hiện truyền huyết tương tươi đông lạnh nếu như bệnh nhân có rối loạn đông máu. Tỉ lệ Prothrombin < 30%.

4. Điều trị cầm máu theo nguyên nhân

Trong đa số trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng thường tự cầm máu. Tuy nhiên, có khoảng 20% trường hợp bệnh nhân cần can thiệp cầm máu bằng một số biện pháp như:

  • Can thiệp bằng nội soi đồng thời sử dụng các chất co mạch tại chỗ (adrenalin), các chất gây xơ (polidocanol, cồn nguyên chất).
  • Thực hiện can thiệp nội khoa, phối hợp các thuốc rửa dạ dày bằng nước lạnh. Có thể kết hợp truyền nước lạnh 5 độ C liên tục qua sonde dạ dày.
  • Thực hiện truyền thuốc ức chế bài tiết dịch vị với Ranitidine, Omeprazole,…
  • Những trường hợp chảy máu nặng, chảy máu dai dẳng, vết loét vẫn chảy máu khó cầm,… có thể được chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật.

Hướng dẫn cấp cứu xuất huyết dạ dày cấp tốc-4

Kiến thức cần biết cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày:

Xuất huyết dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân, cần được can thiệp sớm. Hiểu rõ những cách sơ cứu, cấp cứu đối với bệnh nhân xuất huyết dạ dày sẽ giúp bạn chủ động hơn trong xử lý khi gặp phải những tình huống trên. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì, tránh gì tốt nhất?

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì và kiêng gì để mau...

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2: Ăn uống, chăm sóc, điều trị

Khi được chuẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn 2 tức các tế...

Đánh giá bài thuốc bí truyền dòng họ Nguyễn Thu chữa dạ dày.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bí truyền của lương y dòng họ Nguyễn Thu...

6 thực phẩm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp

Nhiều cuộc nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng một số loại trái cây,...