Khi được chuẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn 2 tức các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp cơ tới các lớp hạ niêm mạc và thanh mạc của dạ dày. Đây vẫn được xem là giai đoạn sớm của ung thư và bệnh nhân nếu được điều trị ở giai đoạn này vẫn còn cơ hội sống rất cao. Theo thống kê có khoảng 6% số bệnh nhân bị ung thư dạ dày được chuẩn đoán và chữa trị ung thư dạ dày ở giai đoạn 2 và trong số đó tới 56% sống được ít nhất 5 năm. Bên cạnh phương pháp điều trị thì chế độ ăn uống và chăm sóc cho người bệnh cũng góp phần rất quan trọng giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để chiến đấu với bệnh tật và mau chóng bình phục hơn.
Cách điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, phẫu thuật triệt căn vẫn là phương pháp điều trị chính được ưu tiên lựa chọn cho hầu hết các trường hợp mắc bệnh. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể xem xét chỉ định thêm các phương pháp bổ trợ như hóa trị hoặc xạ trị trước và sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt tận gốc mầm mống ung thư.
1. Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2
Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật chính yếu được sử dụng để điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2 là:
- Phẫu thuật nội soi: Những bệnh nhân có khối u ác tính còn nhỏ sẽ được áp dụng phẫu thuật nội soi. Một ống nội soi mềm chuyên dụng sẽ được luồn trực tiếp vào trong dạ dày thông qua cổ họng giúp bác sĩ có thể đưa được các dụng cụ y tế chuyên dụng vào bên trong tiếp cận và cắt bỏ được khối u.
- Phẫu thuật truyền thống: Các bác sĩ sẽ tiến hành mở ổ bụng để cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày tùy theo mức độ xâm lấn của tế bào ung thư. Trong trường hợp dạ dày của bệnh nhân bị cắt bỏ hoàn toàn thì phần thực quản sẽ được nối trực tiếp với ruột non để quá trình tiêu hóa thức ăn không bị gián đoạn. So với phẫu thuật nội soi thì phương pháp mổ truyền thống có nhiều rủi ro hơn, người bệnh có thể bị mất nhiều máu, nhiễm trùng máu và cần nhiều thời gian an dưỡng để bình phục sức khỏe.
2. Dùng hóa trị chữa ung thư dạ dày giai đoạn 2
Hóa trị có thể được chỉ định trước hay sau phẫu thuật nhằm nâng cao tỷ lệ thành công của việc điều trị ung thư:
- Trước khi phẫu thuật: Hóa trị sẽ có tác dụng làm thu nhỏ khối u và tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ nó trong khi phẫu thuật.
- Sau phẫu thuật: Việc hóa trị nhằm mục đích tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn sót lại mà phẫu thuật không thể loại bỏ hết, đồng thời làm giảm nguy cơ tái phát cho người bệnh.
3. Phương pháp xạ trị chữa bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn 2
Cũng như hóa trị, xạ trị chỉ được xem như là một phương pháp bổ trợ giúp cho ca phẫu thuật được diễn ra thuận lợi và thành công hơn. Thông thường với những bệnh nhân có khối u lớn hoặc nằm ở những ngóc ngách khó tiếp cận trong dạ dày thì xạ trị được chỉ định trước khi phẫu thuật diễn ra nhằm làm thu nhỏ khối u. Ngược lại nếu được chỉ định sau phẫu thuật thì xạ trị sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát ung thư cho người bệnh.
Chế độ ăn uống và chăm sóc cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 2
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu đối với con người và nó càng trở nên quan trọng hơn đối với người bệnh ung thư dạ dày. Nếu được chăm sóc tốt bằng một chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.
Bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn 2 sau phẫu thuật nên kiên trì ăn uống theo nguyên tắc ăn ít nhưng ăn làm nhiều bữa trong ngày. lý do bởi sau khi phẫu thuật thì dạ dày chỉ còn lại một phần nhỏ hoặc cũng có thể bị cắt bỏ hoàn toàn nên khả năng chứa thức ăn cũng như tiêu hóa chúng của đường ruột sẽ kém hơn rất nhiều so với trước đây. Chính vì vậy người thân cần chú ý tăng số lượng bữa ăn trong ngày để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh. Các thức ăn được lựa chọn thường là những thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm nhão… Thời gian ăn ở các bữa cũng nên tuân thủ đúng theo một khung giờ nhất định ở tất cả các ngày.
Sau phẫu thuật bệnh nhân bị ung thư dạ dày nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp
Trong bữa ăn của bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở giai đoạn 2 cũng cần thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Biểu hiện thiếu máu cũng rất dễ xảy ra sau phẫu thuật, do đó hãy chú ý cung cấp nhiều thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào cho người bệnh như thịt nạc, cá, vừng, đậu nành hay táo tàu…
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm và đồ ăn không tốt cho tình trạng bệnh của mình như:
- Các thức ăn chiên rán và nhiều dầu mỡ: Chúng gây khó tiêu và tạo cảm giác cồng kềnh khó chịu ở bụng.
- Đồ ăn chua cay như tiêu, ớt, dưa cải muối chua hoặc các loại trái cây có vị chua cũng không nên có mặt trong thực đơn của người bị ung thư dạ dày giai đoạn 2.
- Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, các món nướng bệnh nhân bị ung thư dạ dày cũng không nên ăn.
- Ngoài ra nếu người bệnh có thói quen uống rượu, bia và hút thuốc lá thì cần từ bỏ ngay để tránh tiếp tục gây hại cho niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ tái phát ung thư sau khi được điều trị.
Việc điều trị cũng như xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 2 cần tuân thủ theo đúng lộ trình và hướng dẫn của bác sĩ . Có như vậy mới tác động tốt đến quá trình điều trị ung thư bằng y khoa và mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI BỆNH
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!