Nắm vững kiến thức xử trí và chăm sóc cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của người bệnh sau quá trình cấp cứu. Bởi chỉ cần có một sai sót nhỏ trong chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng có thể làm cho chứng xuất huyết tiêu hóa tái phát, gây nguy hiểm tới người bệnh.
Phát hiện sớm xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa (xuất huyết dạ dày, xuất huyết bao tử) là bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân. Phát hiện sớm xuất huyết tiêu hóa rất quan trọng trong việc bảo toàn tính mạng bệnh nhân bởi xuất huyết tiêu hóa là một trong những bệnh lý có nguy cơ đe dọa tính mạng do mất máu. Người bị xuất huyết tiêu hóa có các triệu chứng điển hình như:
- Đau quặng bụng.
- Nôn ra máu.
- Đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Có mùi hắc.
- Suy nhược, xanh xao, chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, khó thở, hạ huyết áp. Đôi khi có thể co giật.
Khi phát hiện những dấu hiệu này cần cấp cứu ngay cho bệnh nhân để tránh mất máu kéo dài và bảo toàn tính mạng.
Có thể bạn chưa biết: Những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày cần biết
Cách chăm sóc cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa
Bên cạnh phát hiện sớm xuất huyết tiêu hóa, chăm sóc bệnh nhân cũng là vấn đề rất cần được quan tâm. Khi chăm sóc cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, bạn nên tham khảo một số lưu ý dưới đây:
Các bước chăm sóc cơ bản
- Khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, cần chú ý tư thế nằm thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên không kê gối cao phía sau đầu.
- Phòng bệnh cần được giữ yên tĩnh để giúp bệnh nhân dễ chịu nhất.
- Động viên bệnh nhân trong quá trình chăm sóc. Tránh để bệnh nhân suy sụp về tinh thần.
- Cho bệnh nhân ăn các thực phẩm nhẹ, lỏng, dễ tiêu như cháo trắng, canh, súp,… Đây là những thực phẩm dễ hấp thu, giúp bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa sớm cải thiện tình trạng đau.
- Một số trường hợp bệnh nhân choáng váng, đau đầu do mất máu cần liên hệ với bác sĩ để cho bệnh nhân thở oxy.
- Trấn an bệnh nhân để tránh hoảng loạn.
- Hỗ trợ bác sĩ đặt catheter, truyền giữ mạch bằng nước muối đẳng trương.
- Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được đặt ống thông dạ dày để hút phần máu đông trong dạ dày. Lúc này bạn cần theo dõi tình trạng chảy máu qua ống thông. Báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
Các bước theo dõi tình trạng bệnh
- Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa mỗi 30 phút. Báo cho bác sĩ khi tăng nhiệt độ bất thường.
- Theo dõi và thông báo với bác sĩ tình trạng đi ngoài của bệnh nhân, tình trạng nước tiểu, các dấu hiệu khác như chóng mặt, đau đầu, huyết áp thấp,…
- Hỗ trợ bác sĩ đưa bệnh nhân đi chụp X – quang, làm các xét nghiệm,… Nên dùng xe đẩy chuyên dụng để thuận tiện cho bệnh nhân hơn.
- Cho bệnh nhân dùng thuốc đúng giờ theo lời dặn của bác sĩ.
Hướng dẫn bệnh nhân phòng ngừa tái phát xuất huyết tiêu hóa
Sau quá trình điều trị xuất huyết tiêu hóa, bạn có thể hướng dẫn và nhắc bệnh nhân phòng ngừa tái phát xuất huyết tiêu hóa bằng các biện pháp:
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
- Nhắc nhở bệnh nhân tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…
- Dùng các thuốc kháng viêm hợp lý và đúng liều.
- Theo dõi sức khỏe bệnh nhân thường xuyên để xử lí khi có dấu hiệu tái phát hoặc biến chứng.
- Phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát bệnh để có hướng điều trị tích cực.
Trang bị những kiến thức cần thiết trong quá trình chăm sóc bệnh nhân là rất quan trọng. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích trong quá trình chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!