Dinh dưỡng là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh ung thư dạ dày. Bởi nó tác động trực tiếp với bệnh, do đó bạn phải hết sức chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị ung thư dạ dày nên ăn và kiêng, bạn có thể đưa vào thực đơn trong quá trình điều trị bệnh.

Ung thư dạ dày nên ăn gì?
1.Thực phẩm giàu chất sắt
Trong quá trình cấu tạo hồng cầu, sắt đóng một vai trò rất quan trọng. Bổ sung dầy đủ sắt sẽ giúp cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật ung thư dạ dày được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, sau phẫu thuật cắt dạ dày ở một số bệnh nhân ung thư dạ dày, nồng độ sắt cũng tương đối ít hơn. Lượng sắt không đáp ứng đủ có thể dẫn đến thiếu máu cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Các thực phẩm bạn có thể tham khảo để bổ sung chất sắt cho cơ thể như: các loại rau xanh, cá, rong biển, hải sản, các loại bí…
2.Folate
Folate cũng là một trong những thành phần có vai trò quan trọng trong xây dựng tế bào hồng cầu và tạo máu. Tình trạng Folate thấp thường gặp ở bênh nhân sau phẫu thuật dạ dày bởi sự thay đổi cấu trúc.
Các loại thực phẩm như: hạt, đậu, bơ, bông cải, măng tây, củ cải đường,… là một số nhóm thực phẩm giàu folate mà bạn có thể bổ sung vào thực phẩm hàng ngày.
3.Vitamin B12
Các loại thực phẩm chứa vitamin B12 cũng rất có lợi cho sức khỏe bệnh nhân ung thư dạ dày. Vitamin B12 là thành phần giúp cho tế bào hồng cầu cũng như hệ thần kinh được khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ vitamin B12 là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa nguy cơ thiếu máu trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại thực phẩm chứa vitamin B12 như: các loại cá, nhất là cá biển, một số loại hải sản, các loại thịt gia cầm như thịt gà, vịt, sữa,…
4. Bổ sung chất đạm
Những người bị ung thư dạ dày cần ăn nhiều thực phẩm chứa protein và calo là khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa. Uống thêm sữa và ăn nhiều trứng và pho mát là những cách tốt để bổ sung lượng protein này. Để bổ sung calo bạn có thể thêm nước sốt vào thực phẩm của bạn, mặc dù luôn kiểm tra với bác sĩ để xác định chế độ dinh dưỡng nào phù hợp với bạn hoặc yêu cầu được giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt nếu bạn có dấu hiệu giảm cân.
Tăng lượng chất béo trong thực phẩm bằng cách cho thêm bơ hoặc ăn bánh và kem.
Bệnh nhân ung thư dạ dày cần bổ sung sắt, canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống của họ. Cá mòi, cải bắp, bông cải xanh, sữa, trứng, phô mai và bánh mì cung cấp canxi. Vitamin D được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng. Chất sắt trong thịt đỏ dễ bị hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.
5. Bổ sung chất xơ bằng những bữa ăn nhỏ
Trong khi lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt và mì ống nguyên hạt và gạo được khuyên vì có hàm lượng chất xơ cao, ăn chất xơ có thể giúp bệnh ăn ung thư dạ dày cảm thấy ít no hơn. Đậu và đậu lăng cũng như lá xanh và cải bắp có thể có tác dụng tương tự. Lưu ý, bạn cần tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ cùng một lúc. Ăn mỗi giờ hoặc lâu hơn để tránh làm xáo trộn dạ dày của bạn và kết hợp một loại thức ăn nhiều chất xơ với thực phẩm khác dễ dàng tiêu hóa trong dạ dày, chẳng hạn như, thức ăn nhạt mềm, để cung cấp cho mình một bữa ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn ổn cho dạ dày.
Kiêng cử ở bệnh nhân ung thư dạ dày
Bên cạnh chế độ thực phẩm cho bệnh nhân ung thư dạ dày, bạn cũng cần chú ý đến một số chế độ kiêng cử nhất định để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe trong quá trình điều trị:
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị ung thư dạ dày. Những sản phẩm này rất có hại cho sức khỏe và có nguy cơ khiến tình trạng ung thư nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất béo, những thực phẩm có lượng carbohydrate cao vì có thể gây khó tiêu, chán ăn, đau quặng bụng,…
- Tránh những loại thực phẩm như khoai lang, khoai tây, và một số thực phẩm quá nhiều tinh bột.
- Không ăn các thực phẩm ngâm chua, muối chua,… vì dễ gây kích ứng dạ dày làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kiêng sử dụng các loại thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt,…
- Tránh uống nước lạnh và dùng các loại thực phẩm lạnh.
- Chú ý chia bữa ăn hàng ngày thành các bữa nhỏ để dễ hấp thu.
Lưu ý trong chế độ ăn uống trước khi phẫu thuật ung thư dạ dày
Trước khi phẫu thuật ung thư dạ dày, bạn cần chú ý một số vấn đề về ăn uống, dinh dưỡng, nên ăn gì, kiêng gì cần phải tìm hiểu kỹ. Đặc biệt là các vấn đề sau:
- Sử dụng các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu dinh dưỡng.
- Chú ý sử dụng nhiều loại rau xanh.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, thô ráp, quá nhiều tinh bột.
- Ưu tiên các loại thực phẩm chế biến mềm, các thức ăn lỏng, dễ tiêu.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, tích cực điều trị sớm đồng thời chú trọng nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể được thoải mái. Giữ tâm lý thoải mái, không quá căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hi vọng bạn sẽ sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!