Khi được chẩn đoán mắc bệnh dạ dày do nhiễm vi trùng Hp nhiều bệnh nhân tỏ ra khá lo lắng vì Hp vốn được coi là thủ phạm gây ra ung thư dạ dày cho hầu hết các ca bệnh. Đây chính là lý do tại sao mà các bác sĩ chuyên khoa cho biết họ thường xuyên phải trả lời các câu hỏi của bệnh nhân có liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn như “nhiễm vi trùng Hp có diệt được hết tận gốc không” hay “có thể diệt vi khuẩn Hp triệt để không?”. Để làm sáng tỏ vấn đề này xin mời bạn theo dõi những thông tin dưới đây.
Theo bác sĩ Đỗ Huy Thành ( Khoa nội tiêu hóa – bệnh viện Chợ Rẫy), Hp là loại vi trùng duy nhất có khả năng sinh sống và phát triển trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày. Loại vi trùng này thường được tìm thấy nhiều trong nước bọt hay trong niêm mạc dày dày và có khả năng lây lan rất nhanh thông qua hai con đường chính là đường miệng và đường phân.
Thống kê cho thấy hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm vi trùng Hp trong cộng đồng trung bình khoảng 55-60%. Đây là thủ phạm gây ra 80% các ca bệnh viêm dạ dày mãn tính, 15-20% số người nhiễm Hp bị teo niêm mạc dạ dày. Đặc biệt tỷ lệ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp có thể biến chứng thành ung thư chiếm khoảng 1%. Sự hiện diện của vi trùng Hp trong dạ dày chính là yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư dạ dày. Nhất là đối với các trường hợp bị viêm loét dạ dày do Hp nhưng không được điều trị triệt để thì có nguy cơ bị ung thư cao gấp 10-20 lần so với bình thường. Chính vì điều này nhiều bệnh nhân khi cầm kết quả xét nghiệm dương tính với vi trùng Hp trên tay đã không tránh khỏi lo lắng việc sẽ bị ung thư sau này.
Vậy có thể diệt vi khuẩn Hp triệt để không?
Nhận định về vấn đề này, bác sĩ Thành cho biết, vi trùng Hp hoàn toàn có thể tiêu diệt được. Tuy nhiên do có khả năng kháng thuốc rất cao nên loại vi trùng này rất dễ tái phát và sinh trưởng mạnh hơn gây nguy hại cho sức khỏe của dạ dày. Để tránh điều này, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh tự ý ngừng thuốc khi các triệu chứng đã bớt hoặc tự ý tăng liều sẽ gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe và khiến bệnh tình tái phát nặng hơn.
Có thể diệt vi khuẩn hp tận gốc bằng thuốc
Mặc dù vậy bác sĩ Thành cho biết không phải trường hợp nào bị nhiễm vi trùng Hp cũng cần phải tiến hành điều trị. Một số trường hợp loại vi trùng này có thể sống trong dạ dày nhưng không gây ra bất kì tác hại nào. Việc điều trị tiêu diệt vi khuẩn Hp sẽ thật sự cần thiết được tiến hành khi vi khuẩn Hp gây phá hủy niêm mạc dạ dày dẫn đến các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu…
Hiện nay để diệt vi khuẩn Hp bệnh nhân cần điều trị theo phác đồ bao gồm 2 loại kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton nhằm ức chế hoạt động tiết axit trong dạ dày. Hầu hết các ca bệnh đều điều trị thành công ngay sau phác đồ điều trị đầu tiên. Một số ít trường hợp có hiện tượng vi trùng Hp kháng kháng sinh thì cần thay đổi kế hoạch điều trị với một loại thuốc khác nhạy cảm hơn với vi khuẩn.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ vượt bậc của Y học hiện đại thì việc tiêu diệt vi khuẩn Hp triệt để là hoàn toàn có thể được và thời gian điều trị cũng ngày càng được rút ngắn. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân được khuyên dùng thêm kháng thể chống vi trùng Hp do Nhật Bản sản xuất. Cùng với đó nên điều chỉnh lại lối sống, cách ăn uống và tập luyện cho khoa học, hợp lý; Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống; Không dùng chung chén đũa với người không bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!