Thuốc Metronidazol 500mg có tác dụng gì trong điều trị vi khuẩn HP

Thứ Ba, 13-02-2018

Thắc mắc của anh Đức Nguyên (Quảng Nam) về tác dụng của thuốc Metronidazol 500mg trong điều trị vi khuẩn Hp:

Chào chuyên mục, tôi mới đi khám bệnh về và có coi qua đơn thuốc điều trị vi khuẩn Hp trong dạ dày của bác sĩ kê. Trong đó có các thuốc Clarithromycin giúp làm giảm axit dạ dày, thuốc Bismuth có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày thì tôi biết rồi. Riêng có thuốc Metronidazol 500mg uống 2 viên/ ngày thì tôi không biết đây là loại thuốc gì. Xin chuyên mục cho tôi hỏi loại thuốc này có tác dụng gì trong điều trị vi khuẩn Hp vậy ạ. Dùng thuốc có tác dụng phụ không? 

Mong nhận được sự tư vấn!

Giải đáp thắc mắc về thuốc Metronidazol 500mg:

Anh Nguyên thân mến!

Metronidazol 500mg thực chất là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazoles. Đây là loại thuốc thường được chỉ định trong phác đồ điều trị dành cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp đi kèm với các loại thuốc khác như thuốc ức chế bơm Proton và Bismuth.

 Metronidazol 500mg

Chứa hoạt chất Metronidazol, khi vào trong cơ thể Metronidazole có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng cách ngăn chặn sự phân chia của các tế bào vi khuẩn và làm cho chúng bị suy yếu dần rồi chết đi.

Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này xin mời anh tham khảo những thông tin dưới đây:

Thông tin chung về thuốc  Metronidazol 500mg

1/ Dạng bào chế: Viên nang hoặc dung dịch tiêm dạng lỏng

2/ Nhóm thuốc: Kháng sinh nitroimidazoles

3/ Thành phần: Metronidazol hàm lượng 500mg

4/ Tác dụng thuốc

Ngoài công dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, loại thuốc này còn được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm  Trichomonas ở đường tiết niệu hay bộ phận sinh dục của nam và nữ
  • Điều trị bệnh lỵ amid , nhiễm  Giardia lambia
  • Chống viêm loét miệng
  • Chữa nhiễm trùng ngoài da, viêm đại tràng, viêm đường hô hấp cấp và mãn tính
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật

5/ Đối tượng không nên sử dụng thuốc Metronidazol 500mg

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu dùng thuốc có thể bị dị tật thai nhi
  • Người đang cho con bú: Thuốc có thể đi vào sữa mẹ làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé
  • Bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc chống đông máu loại coumarin hay thuốc Sulfiram cũng không nên dùng để tránh hiện tượng tương tác giữa các thuốc với nhau.

6/ Tác dụng phụ của Metronidazol 500mg

Cũng như nhiều loại thuốc kháng sinh khác Metronidazol có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ như sau:

  • Phản ứng dị ứng: Biểu hiện bằng tình trạng phát ban, nổi mẩn ngứa ngoài da. Các trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng sẽ có cảm giác khó thở, đường hô hấp bị sưng phù… rất nguy hiểm
  • Táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày: Đây là những tác dụng phụ thường gặp ở đường tiêu hóa khi sử dụng Metronidazol kéo dài.
  • Nhiễm độc thần kinh
  • Chán ăn, mệt mỏi trong người
  • Làm thiếu hụt vitamin nhóm B và vitamin K
  • Tăng lượng bạch cầu ưa toan trong máu
  • Tim đập nhanh, trụy mạch
  • Viêm thận, suy thận…

7/ Cách sử dụng thuốc Metronidazol 500mg

– Liều lượng chỉ định trong điều trị vi khuẩn Hp: Mỗi lần uống 1 viên x 2 lần/ ngày

– Liều dùng trong điều trị các bệnh lý khác:

  • Nhiễm vi khuẩn kị khí: Người lớn dùng 30 – 40 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần uống; Trẻ nhỏ dưới 16 tuổi dùng 30mg/kg/ngày cũng uống làm 4 lần trong ngày. Một đợt dùng thuốc trong 7 ngày.
  • Điều trị lỵ amid đường ruột: Người lớn: 1,5 g – 2 g chia 4 lần uống trong ngày; Trẻ nhỏ dùng 40mg/kg/ ngày, uống làm 4 lần. Mỗi đợt kéo dài 7-10 ngày
  • Nhiễm Trichomonas ở bộ phận sinh dục: Mỗi lần uống 250mg x 3 lần/ ngày
  • Nhiễm Giardia: Mỗi ngày uống 2g chia 4 lần, mỗi đợt dùng thuốc trong 3 ngày

**Lưu ý: Do Metronidazol 500mg có nhiều tác dụng phụ, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh ngưng thuốc hoặc tự ý tăng liều khiến cho vi khuẩn Hp bị kháng thuốc rất nguy hiểm.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...