Nhắc tới các bệnh lý về dạ dày khó có thể bỏ qua bệnh viêm loét dạ dày với mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe cũng như biến chứng mà chứng bệnh này gây ra. Bên cạnh đó tình trạng viêm loét dạ dày gần đây còn được phát hiện có mỗi liên hệ với vi khuẩn Hp – loại vi khuẩn nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp.

Mối liên hệ giữa viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn HP
Đây là bệnh lý phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó các quốc gia đang phát triển chiếm tỉ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 70% dân số nhiễm phải loại vi khuẩn này, khoảng 15% ca nhiễm vi khuẩn Hp gặp phải các vấn đề về dạ dày, trong đó, điểm hình nhất là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Nếu người bệnh có tiền sử mắc bệnh dạ dày và bị nhiễm vi khuẩn Hp, nếu không được diệt trừ kịp thời thì khả năng cao sau đó sẽ chuyển qua viêm loét dạ dày.
Rất khó để phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp bằng các phỏng đoán qua triệu chứng. Có rất nhiều ca nhiễm Hp hoàn toàn bình thường và không có triệu chứng gì. Xét nghiệm là biện pháp khả thi nhất để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp dạ dày sống chủ yếu ở dạ dày người. Tuy vậy vẫn có thể tìm thấy loại vi khuẩn này trong nước bọt, cao răng. Do đó chúng rất dễ dàng lây lan qua con đường ăn uống. Các hình thức lây truyền qua đường ăn uống phổ biến là:
- Dùng chung dụng cụ ăn uống chưa qua vệ sinh.
- Sử dụng chung bát nước chấm.
- Gắp thức ăn cho nhau bằng đũa đang sử dụng.
- Uống chung ly.
- Ngoài ra nếu tiếp xúc với phân và bãi nôn của người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Cơ chế hoạt động của vi khuẩn Hp
Khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn Hp sẽ phá hủy dần lớp nhầy dạ dày. Đây là lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Khi niêm mạc dạ dày mất đi lớp bảo vệ này sẽ dễ bị tổn thương khi cơ thể tiết ra axit dạ dày để tiêu hóa thức ăn.
Không phải bệnh nhân nào nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cũng bị viêm loét. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và nhiều yếu tố tác dộng khác nhau mà vi khuẩn Hp có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể. Mặc dù vật không được chủ quan trước vấn đề này. Nếu phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp dạ dàu cần có biện pháp điều trị tích cực.
Chẩn đoán viêm loét do vi khuẩn Hp
Chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày rất quan trọng. Có 2 hình thức chẩn đoán phổ biến là chẩn đoán không xâm lấn (qua xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở) và chẩn đoán xâm lấn (qua thủ thuật nội soi).
Xét nghiệm máu là biện pháp chẩn đoán tương đối hiệu quả vi khuẩn Hp dạ dày. Thậm chí có thể chẩn đoán chính xác chủng Hp gây ra viêm loét dạ dày.
Xét nghiệm hơi thở được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống urê đã đánh dấu đồng vị carbon. Vài phút sau khi uống, bệnh nhân được được lấy hơi thở cho vào bình chứa. Nếu có vi khuẩn Hp, hơi thở bệnh nhân sẽ có CO2 với carbon đánh dấu.
Ngoài 2 biện pháp thường áp dụng như trên còn có thể làm xét nghiệm tìm kháng nguyên Hp trong phân nhưng ít sử dụng hơn.
Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp
Những biện pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp hiệu quả nhất là:
- Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
- Tránh dùng chung các dụng cụ ăn uống khi chưa qua vệ sinh.
Có thể bạn quan tâm
Trên đây là những mối liên hệ giữa viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn HP. Bên cạnh việc chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!