Ung thư dạ dày là một trong số những bệnh lý tiêu hóa có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh ung thư dạ dày cũng đang trở nên dần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Vì những tác hại của bệnh ung thư dạ dày, nhận biết và điều trị sớm là đặc biệt quan trọng, giúp cho bệnh nhân có tỷ lệ điều trị thành công được cao hơn. Dưới đây là dấu hiệu giúp nhận biết sớm bênh ung thư dạ dày và cách điều trị hiệu quả nhất.
Vài nét về bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là tình trạng xuất hiện các vết loét và khối u tại bất cứ bộ phận nào ở dạ dày. Đối với tình trạng ung thư dạ dày ác tính, các khối u có thể lan dần đến những vùng quanh dạ dày cũng như lan đến các vùng khác do tế bào ung thư di căn theo máu. Mỗi năm trên thế giới có đến khoảng 800.000 trường hợp tử vong do ung thư dạ dày trên toàn thế giới.
Chính vì những nguy hiểm của bệnh ung thư dạ dày, tổ chức Y tế WHO khuyến nghị mọi người cần cảnh giác trước các dấu hiệu ung thư dạ dày cũng như nên thực hiện tầm soát định kỳ để bảo vệ sức khỏe khỏi các loại ung thư.
Nhận biệt dấu hiệu ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày ở những giai đoạn đầu tương đối khó nhận biết vì các dấu hiệu thường dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu tiêu hóa. Thông thường, những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày thường gặp phải một số dấu hiệu về sức khỏe như:
1.Tình trạng ợ chua, ợ hơi bất thường
Bệnh ung thư dạ dày có thể bắt đầu với các dấu hiệu như ợ chua ợ hơi bất thường. Tình trạng này rất phổ biến ở hầu hết bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có đến 68% các bệnh nhân ung thư dạ dày khởi phát bệnh với các dấu hiệu này.
2.Cảm giác ăn uống kém dần
Người bệnh thường cảm thấy hơi thở luôn nóng và khó chịu, cảm giác ăn uống mất ngon, cảm giác chán ăn thịt, nhất là thịt mỡ các món ăn nhiều dầu mỡ. Cùng với chán ăn, bệnh nhân sẽ có biểu hiện giảm cân, sụt cân bất thường.
3.Cảm giác chướng bụng, đầy hơi
Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng cũng khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa, và đây cũng là một triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày. Nó thường xuất hiện song song với cảm giác chán ăn, sút cân và ợ chua, ợ nóng.
4.Cảm giác đau tức vùng thượng vị
Vùng thượng vị bị đau tức cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tiêu hóa như ung thư dạ dày. Cảm giác đau sẽ bắt đầu từ vùng trên rốn và thường xuyên bị đau một cách bất thường. Cơn đau do ung thư dạ dày thường rất bất thường, không theo quy luật như một số bệnh lý đường tiêu hóa khác.
5.Xuất hiện u bất thường
Khi phát triển bệnh ung thư, bạn có thể phát hiện các khối u bất thường ở phía trước bụng. Nếu như phát hiện các triệu chứng u vùng trước ngực, bạn có thể cảm thấy khối u cứng, ấn vào có thể thấy đau, cảm giác khối u to dần lên.
Cách điều trị ung thư dạ dày
Hiện nay, điều trị bệnh ung thư dạ dày thường có 4 phương pháp chính là:
- – Điều trị bằng phẫu thuật.
- – Áp dụng các biện pháp xạ trị.
- – Truyền hóa chất để chữa trị ung thư dạ dày.
- – Điều trị đích.
Thông thường, điều trị ung thư dạ dày thường được kết hợp bằng 2 phương pháp trở lên để cải thiện tình trạng khối u, kiểm soát mức độ phát triển khối u cũng như tránh để khối u di căn sang các khu vực khác trong cơ thể. Mỗi cách chữa ung thư dạ dày thường có những tác dụng nhất định đối với quy trình điều trị.
1.Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những biện pháp thường được áp dụng nhất trong điều trị bệnh ung thư dạ dày. Thông thường, trong phẫu thuật ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ các khối u trong dạ dày hoặc ở trường hợp nặng cần cắt bỏ toàn bộ dạ dày của bệnh nhân. Đối với những trường hợp này, bác sĩ thường cố gắng giữ lại các phần dạ dày bình thường nhiều nhất.
Những trường hợp khối u lan quá rộng có thể được điều trị bằng cách ngăn ngừa chảy máu từ khối u cũng như giữ cho dạ dày không bị tắc. Mục đích chính của phẫu thuật thường để giảm nhẹ tình trạng bệnh để ngăn ngừa ung thư dạ dày phát triển nặng hơn. Phẫu thuật dạ dày thường áp dụng song song với các phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị.
2.Điều trị bằng hóa trị liệu
Khác với điều trị bằng phẫu thuật giúp cắt bỏ các bộ phận bị ung thư, điều trị hóa trị liệu thường dùng các loại hóa chất để loại trừ các tế bào ung thư dạ dày. Những trường hợp điều trị bằng hóa trị liệu thường là biện pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng cho bệnh nhân. Hóa trị liệu có thể thực hiện sau phẫu thuật để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Những tế bào ung thư dạ dày quá nhỏ mà phẫu thuật không thể lấy ra hết được thì các biện pháp điều trị sẽ là giải pháp giúp cải thiện tình trạng này.
Thông thường điều trị bằng hóa trị liệu thường theo chu kỳ kéo dài khoảng vài tuần, tùy theo tình trạng bệnh. Các loại hóa chất điều trị ung thư dạ dày có thể sử dụng đơn thuần hoặc sử dụng phối hợp để quá trình điều trị được tối ưu nhất. Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Xuất hiện tình trạng rụng tóc.
- Bệnh nhân buồn nôn và nôn, mất cảm giác thèm ăn.
- Người bệnh cũng gặp phải một số tình trạng phụ như giảm bạch cầu, thiếu hồng cầu, loét miệng,…
- Nguy cơ nhiễm trùng cao.
3.Xạ trị
Sử dụng các tia có năng lượng cao như tia X để làm giảm kích thước khối u cũng như làm cho khối u dạ dày nhỏ lại, giúp cho phẫu thuật được dễ dàng hơn. Sau phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là những cách để giúp diệt các loại ung thư có kích thước nhỏ mà phẫu thuật có thể không làm sạch hết được. Biện pháp xạ trị cũng tương tự như hóa trị, trong quá trình điều trị ung thư dạ dày có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Cảm giác nôn, buồn nôn.
- Gặp phải các vấn đề về da tại vị trí chiếu xạ, thường gặp nhất là tình trạng viêm loét da.
- Ngoài ra còn gặp phải tình trạng mệt mỏi, giảm tế bào máu và tiêu chảy.
4.Điều trị đích bằng thuốc
Điều trị đích là một trong những cách để tác động đến những tế bào ung thư dạ dày phân chia nhanh. Các loại thuốc điều trị đích có thể giúp làm giảm phân chia tế bào ung thư hoặc khiến cho quá trình phân chia này ngưng trệ. Thông thường, điều trị đích thường dùng Trastuzumab, Ramucirumab trong điều trị.
Trastuzumab: là thuốc chữa ung thư dạ dày có tác dụng tác động vào protein như HER2, bởi các khối ung thư thường có nhiều protein này. Trong quá trình điều trị, transtuzumab có thể kết hợp với một số loại hóa chất khác để quá trình điều trị đạt kết quả tối ưu nhất.
Ramucirumab: thành phần này thường giúp ngăn chặn quá trình hình thành các mạch máu mới, qua đó có thể giúp ngăn ngừa cũng như phát triển của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, thành phần Ramucirumab có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Chảy máu, đông máu.
- Đau đầu, tăng huyết áp.
- Tình trạng tiêu chảy.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bị ung thư dạ dày:
Trên đây là những dấu hiệu bất thường mà khi gặp phải bạn nên lưu ý cảnh giác trước bệnh ung thư dạ dày cùng với những biện pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất đang được áp dụng. Ngoài ra, dự phòng ung thư dạ dày bằng cách thực hiện tầm soát định kỳ mỗi năm 1 lần hoặc 6 tháng 1 lần để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!